Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Không chỉ là một cuộc nói chuyện...

Khi đi xin việc, bạn không chỉ đơn giản là trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách hiệu quả mà còn phải thể hiện sự nổi bật của mình trước hàng trăm các ứng cử viên khác. Những kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp nổi trội nhất, kỹ năng giao tiếp và tính cách của bạn thực sự rất quan trọng.

Vì vậy, để đảm bảo bạn có một cuộc phỏng vấn thành công, một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Hoà nhã với tất cả mọi người:Hầu hết các nhà tuyển dụng thường không đưa ra quyết định chỉ dựa trên yếu tố chủ quan của riêng mình. Và bạn cũng không bao giờ biết được ai sẽ đóng vai trò trong việc đưa ra quyết định tuyển dụng. Trên thực tế, hơn 90% người phỏng vấn nói rằng họ đều phải tham khảo ý kiến của những người trợ lý.

Vì vậy, khi gọi điện đến công ty hoặc có bất kỳ những thắc mắc nào, bạn cần phải tỏ thái độ lịch sự, hoà nhã với tất cả mọi người. Hãy luôn để lại hình ảnh tốt của bạn cho dù họ là một CEO hay chỉ là một nhân viên trực điện thoại

Chuẩn bị:Bạn chuẩn bị trang phục phỏng vấn một cách kỹ càng chưa? Bạn đã chắc mình mang một bản CV photo, một cái bút và sổ ghi chép chưa hay là bạn phải mượn đồ dùng của người khác? Sự cẩu thả và không chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn thể hiện bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không hề quan tâm đến vị trí công việc mà bạn định xin tuyển.

Hơn cả lời nói:Ngôn ngữ không lời đóng một vai trò tích cực và vô cùng quan trọng đối với việc quảng hình ảnh bản thân. Một cái bắt tay ẻo lả, một tư thế mệt mỏi và không dám nhìn thẳng, tất cả đều là những biểu hiện của sự thiếu tự tin. Hoặc nếu bạn liên tục lắc đầu hay dậm chân xuống nền cho thấy bạn là người đang ở trong tình trạng lo lắng và bối rối. Vì thế, hãy luôn cởi mở với ánh mắt tự tin.

Xây dựng hình ảnh sau cuộc phỏng vấn:Bạn có thể tiếp tục tạo những ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng ngay cả khi cuộc phỏng vấn đã kết thúc. Để nổi bật và nhắc nhở nhà tuyển dụng nhớ đến mình, bạn nên gửi một lá thư cảm ơn tới họ. Đây không chỉ là một nghi thức xã giao mà còn là cách khẳng định sự quan tâm của bạn thới công ty và nhấn mạnh thêm những điểm mạnh của bạn. Thậm chí nếu cảm thấy cuộc phỏng vấn của mình không được tốt cho lắm, bạn cũng không nên từ bỏ việc này bởi quyết định của nhà tuyển dụng có thể rất khác với suy nghĩ của bạn.

Phỏng vấn xin việc là cơ hội để bạn thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một ứng viên sáng giá cho vị trí công việc đó. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng luôn đánh giá bạn qua cách ứng xử và hành động bạn trong suốt buổi phỏng vấn. Vì thế, con đường dẫn tới thành công trong trường hợp này là hãy luôn chuẩn bị kỹ càng, bình tĩnh và thể hiện thái độ lịch sự, chuyên nghiệp

(theo Vieclam.vtv)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Không thể mãi làm nhân viên "quèn"!  
  Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường  
  Làm sao vượt qua con "thỏ đế"?  
  Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn?  
  Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”  
  Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường  
  Lựa chọn công việc đầu đời  
  Lựa chọn đúng công việc  
  Mẹo tìm việc part-time  
  Nếu bạn không có gì để làm…  
  Ngoại ngữ: Chìa khóa vàng cho tìm việc  
  Ngồi không đúng chỗ  
  Những ảo tưởng nghề nghiệp  
  Những công việc gây trầm cảm nhất  
  Những nghề không cần kinh nghiệm  
  Những niềm tin sai lầm về thành công  
  Phía sau những nghề “lung linh”  
  Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp  
  Sao mãi không thăng tiến?  
  Thời gian là tất cả!  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau