Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”

Năm cũ đã qua, năm mới vừa đến, trong khi các đồng nghiệp được tăng lương, thăng chức thì bạn vẫn giậm chân tại chỗ. Chưa hẳn là bạn kém năng lực, nhưng sự “lẹt đẹt” trong công việc có nguyên nhân của nó.

Cynthia Shapiro, huấn luyện viên nghề nghiệp, tác giả cuốn “50 bí mật mà công ty không muốn bạn biết” nhấn mạnh rằng việc có một quan hệ tồi với ông chủ là một lý do dễ hiểu khiến bạn không được cất nhắc. Cynthia Shapiro giải thích rằng kể cả khi bạn có mối quan hệ hoàn hảo với các đồng nghiệp khác, nhưng quan hệ “nhạt” với ông chủ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc bạn được đánh giá trong công việc. Bởi vì những ông chủ bao giờ cũng có tiếng nói cao nhất trong việc quyết định nhân viên có được thăng tiến hay không.

Ngoài ra, theo Park Boo-jin, tư vấn viên giàu kinh nghiệm của tập đoàn Hay Group (công ty tư vấn quản lý nhân lực toàn cầu), quan hệ với những nhà cung cấp, khách hàng và những người khác có liên quan trong công việc cũng rất quan trọng bởi vì “tiếng lành đồn xa”.

Một đặc điểm thường thấy của những nhân viên “lẹt đẹt” là “chỉ làm những gì họ được yêu cầu làm”. Chuyên gia Shapiro nhấn mạnh rằng điều quan trọng không chỉ là công việc bạn làm, mà là cách bạn làm như thế nào. Một khi nhân viên tự nguyện mở rộng công việc mình phải làm mà không cần sự chỉ đạo của cấp trên, nhân viên đang gián tiếp chứng tỏ rằng mình sẵn sàng được đề bạt.

Theo tư vấn viên Park, khi công việc đã hoàn thành, nhân viên cần phải đảm bảo rằng người quản lý biết điều đó. Có một thực tế là không ít người không biết cách nói về mình vì bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “nền văn hóa khiêm tốn”. Việc nói cho người khác về thành quả của mình là một kỹ năng, đồng thời cũng phải tỏ ra là mình không màng đến việc thăng chức.

Chính việc tỏ ra bị ám ảnh quá mức về việc được đề bạt có thể thực sự đẩy bạn về hướng ngược lại. Nó có thể khiến bạn xuất hiện như là một người coi mình là trung tâm, chỉ biết đặc lợi ích cá nhân trước lợi ích của toàn tổ chức.

Một yếu tố khác nữa là ở nơi làm việc thường có những nhân viên xuất sắc đến mức trở thành chuyên gia trong những lĩnh vực mà họ đảm nhận. Do vậy, nếu bạn có kiến thức hạn chế về lĩnh vực của mình, có thể bạn sẽ không bao giờ trở thành sếp để lãnh đạo người khác.

(Theo Dân Trí)

Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường  
  Lựa chọn công việc đầu đời  
  Lựa chọn đúng công việc  
  Mẹo tìm việc part-time  
  Nếu bạn không có gì để làm…  
  Ngoại ngữ: Chìa khóa vàng cho tìm việc  
  Ngồi không đúng chỗ  
  Những ảo tưởng nghề nghiệp  
  Những công việc gây trầm cảm nhất  
  Những nghề không cần kinh nghiệm  
  Những niềm tin sai lầm về thành công  
  Phía sau những nghề “lung linh”  
  Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp  
  Sao mãi không thăng tiến?  
  Thời gian là tất cả!  
  Từ thực tập đến lương khởi điểm  
  Tư vấn viên - nghề hay cho người trẻ  
  Vài lời khuyên khi tìm một công việc thực tập  
  Vài lời khuyên cho những sinh viên vừa ra trường  
  Việc tệ nhất vẫn có thể tốt nhất  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau