Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Sao mãi không thăng tiến?

Đồng nghiệp xung quanh lần lượt chuyển tới những vị trí mới hấp dẫn hơn, còn bạn chỉ lẹt đẹt mãi ở cái ghế cũ kỹ và nhàm chán. Mọi vấn đề đều có nguyên do của nó. Hãy tìm hiểu và có biện pháp khắc phục kịp thời trước khi chờ đợi một ngày được “bay” cao hơn.

Bạn chểnh mảng công việc

Sẽ ra sao nếu bạn thường xuyên đi muộn, luôn là người đầu tiên ra khỏi cửa vào cuối ngày, hay bị ốm vào đầu tuần và các thứ Sáu? Và không phải lỗi của bạn nếu bạn có làm việc trễ thời hạn. Bạn gặp rắc rối với máy vi tính chỉ là vì hướng dẫn không rõ ràng. Bạn không nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

Bạn làm việc “được”

Bạn không chểnh mảng. Bạn có mặt đúng giờ và làm đúng với số tiền được nhận. Và đó là vấn đề. Làm những công việc “khá tốt”, “cũng được”, “chấp nhận được”, hoặc “ổn” có thể đủ để giúp bạn giữ được vị trí, nhưng thường chưa đủ để đẩy bạn lên một nấc thang mới.

Bạn khó tính

Sẽ tốt thôi nếu bạn biết nổi bật giữa đám đông, nhưng không phải theo hướng tiêu cực. Cứ suốt ngày than phiền, chỉ trích những chuyện nhỏ nhặt, bạn khiến cuộc sống của sếp và đồng nghiệp trở nên khó khăn và nghẹt thở hơn, nhiều khả năng là bạn sẽ tìm một công việc với sếp mới trước khi nói đến chuyện thăng tiến.

Sếp cần bạn ở lĩnh vực bạn đang làm

Bạn quá giỏi và điều đó ảnh hưởng tới lợi ích riêng của chính bạn. Nếu bạn là cánh tay hỗ trợ đắc lực nhất của sếp từ trước đến giờ, liệu sếp có muốn “buông tha” cho bạn? Giải pháp là tìm cách để giúp sếp có được cái sếp cần (một nhân viên tốt) và bạn có được cái bạn muốn (một sự thăng tiến). Bạn đã đề cập với sếp về việc bạn muốn đảm nhiệm một vị trí cao hơn chưa? Nếu chưa, hãy làm rõ các ý định của bạn. Sau đó bắt đầu tìm một nhân viên xuất sắc khác thay thế bạn để tạo cơ hội di chuyển dễ dàng nhất có thể.

Bạn không tạo dựng được hình ảnh đẹp

Trong hầu hết các môi trường công sở, nếu bạn nghĩ rằng thứ Sáu là ngày bạn có thể xuất hiện với quần sóc, áo phông, sẽ chẳng có gì là lạ khi bạn được coi là không có tố chất của người quản lý. Hãy ăn mặc như những người đang làm việc tại vị trí mà bạn muốn được làm.

Bạn có kẻ thù

Có ai đó không ưa bạn đang cản trở con đường tiến thân của bạn. Những đồng nghiệp xấu tính có thể làm hỏng công việc của bạn. Ngoài ra, cần tránh những người có liên quan trực tiếp đến người có quyền nâng cấp cho bạn. Nếu bạn gây thù với trợ lý của sếp hoặc khách hàng quan trọng phàn nàn với sếp về bạn, có lẽ sẽ còn rất lâu nữa mới đến lúc bạn được gánh thêm trách nhiệm.

Bạn đang cạnh tranh với “ngôi sao”

“Ngôi sao” trong công việc thì rất nhiều trong khi những chiếc ghế “nóng” thì lại hạn chế. Vì vậy, nếu đang ngắm nghía một vị trí có tính cạnh tranh cao, bạn không chỉ phải thể hiện là một nhân viên xuất sắc, mà còn phải làm những việc phi thường. Khi ấy bạn mới có thể hy vọng vào một suất “ngon lành”.

(Theo Dân trí)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Thời gian là tất cả!  
  Từ thực tập đến lương khởi điểm  
  Tư vấn viên - nghề hay cho người trẻ  
  Vài lời khuyên khi tìm một công việc thực tập  
  Vài lời khuyên cho những sinh viên vừa ra trường  
  Việc tệ nhất vẫn có thể tốt nhất  
  Vượt qua nỗi buồn thất nghiệp  
  Xác định những ưu tiên khi lập nghiệp  
  Để có chỗ làm tốt khi ra trường  
  Đi học, đi làm - đâu là “bán thời gian”?  
  Đổi nghề - 5 điều bạn phải cân nhắc  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau