Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
10 cách tự huỷ hoại sự nghiệp

Đôi khi có những hành động, suy nghĩ và việc làm vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp, sự thăng tiến của bạn. Vì vậy, hãy thận trọng trong bất cứ tình huống nào.

Dưới đây là 10 cách nhanh chóng tự huỷ hoại sự nghiệp và bạn nên tránh xa:

1. Không có kế hoạch rõ ràng cho cuộc sống

Những người thành công luôn tự đặt ra kế hoạch cho cuộc sống của họ. Họ luôn hành động và làm việc theo kế hoạch đã đặt ra. Khi có kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ cảm thấy dễ hài lòng với cuộc sống hơn. Không có kế hoạch rõ ràng, cơ hội sẽ dễ dàng bị tuột khỏi tầm tay bạn.

2. Không thường xuyên trau dồi những kỹ năng, kiến thức mới

Công việc kinh doanh của công ty biến đổi chóng mặt hàng ngày. Do vậy, yêu cầu đối với nhân viên ngày càng cao. Hãy tự làm mới và trau dồi thêm những kỹ năng mới cần thiết có thể đáp ứng yêu cầu đó. Nếu bạn không sẵn sàng làm mới bản thân, bạn rất dễ có khả năng bị đào thải.

3. Không hoàn thành được công việc

Bạn cần phải hiểu rõ trách nhiệm hoàn thành công việc mỗi khi được sếp giao việc. Một nhân viên làm việc chậm chạp, không đúng tiến độ, kế hoạch sớm muộn gì cũng sẽ bị thay thế. Vì vậy, bất cứ khi được giao việc, hãy đưa ra thời hạn hoàn thành và đảm bảo tiến độ công việc theo đúng thời hạn.

4. Quá “sùng bái” hi-tech

Nhiều người ngộ nhận rằng việc liên lạc qua email cũng giống với nói chuyện trực tiếp. Tuy nhiên, không phải lúc nào liên lạc qua email cũng mang lại hiệu quả. Có những vấn đề, công việc cần phải gặp gỡ trực tiếp để giải quyết.

5. Cho rằng mình không được đặt vào đúng chỗ

Sẽ chẳng có chỗ cho một “ngôi sao chảnh” tồn tại ở nơi công sở. Hãy nhớ rằng bạn cũng chỉ là một người bình thường, đừng lầm tưởng bạn quá tài giỏi nên bạn tự ngộ nhận rằng “công việc này quá tầm thường đối với tôi, năng lực của tôi phải làm ở vị trí cao hơn.” Nếu bạn có ý nghĩ như vậy, bạn sẽ luôn ảo tưởng và tự “giết” bản thân mình. Những người hay ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân sẽ chẳng thể làm việc gì hoàn thiện và dần dần bị thụt lùi so với mọi người.

6. Không có sự sáng tạo

Các sếp luôn khuyến khích nhân viên đưa ra và đóng góp quan điểm, ý tưởng cùng tạo nên sự phát triển của nhóm. Vì vậy, nếu bạn muốn gây ấn tượng tốt với sếp, hãy luôn sáng tạo, tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề còn tồn tại trong nhóm.

7. Kết thân với những kẻ xu nịnh

Các nhà quản lý thành đạt luôn biết chấp nhận những lời góp ý chân thành và lấy đó là động lực để vươn lên. Bạn sẽ không bao giờ có thể tiến bộ nếu bên cạnh bạn luôn là những người đồng nghiệp xu nịnh, ca ngợi những khả năng không có thực của bạn. Đó là nguyên nhân khiến bạn chẳng bao giờ có thể nhận rõ bản thân mình và vươn xa trên con đường sự nghiệp.

8. Đặt niềm tin không đúng chỗ

Những người thất bại thường là những người không biết đặt niềm tin vào đúng chỗ mặc dù họ nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của những đồng nghiệp khác trong công ty. Hãy tự nhìn nhận và đánh giá mọi người một cách khách quan để hiểu và biết ơn những điều họ đã làm cho bạn. Nếu bạn không thể nhận biết được đồng nghiệp nào tốt với bạn, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có bạn, đồng minh trong công ty.

9. Không biết tự đề cử

Khoe khoang những điều bạn không có sẽ khiến đồng nghiệp khó chịu với bạn. Tuy nhiên, thể hiện những thành công và khả năng của bạn với sếp và đồng nghiệp lại mang đến cho bạn rất nhiều thuận lợi cho sự nghiệp. Nếu sếp không biết được những thành tích mà bạn đạt được, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp.

10. Đánh mất tầm nhìn

Những doanh nhân thành công luôn có tầm nhìn xa cho tương lai của họ. Họ biết học hỏi và xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và các nhà tư vấn. Nếu bạn không có tầm nhìn xa đúng đắn cho bản thân, bạn sẽ không bao giờ nắm bắt được cơ hội.

(Theo VietNamNetJobs)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  7 sai lầm thường gặp ở doanh nhân trẻ  
  Bài học tìm việc  
  Bạn có biết cách tìm việc làm?  
  Băn khoăn về công việc mới  
  Bạn là “người kiếm việc” hay “người dò tìm việc làm”?  
  Bạn sẽ làm nghề gì trong tương lai?  
  Bạn sinh ra để làm nghề gì?  
  Bạn tự "bẩy" mình đi được bao xa?  
  Biết ngoại ngữ sẽ “được” nhiều trong công việc  
  Cân nhắc trước khi nhận việc  
  Có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp  
  Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Không thể mãi làm nhân viên "quèn"!  
  Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường  
  Làm sao vượt qua con "thỏ đế"?  
  Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn?  
  Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”  
  Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường  
  Lựa chọn công việc đầu đời  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau