Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
7 sai lầm thường gặp ở doanh nhân trẻ

Tỷ lệ doanh nhân trẻ thất bại trong kinh doanh thường rất cao. Có nhiều nguyên nhân như ít vốn, nóng vội, ít kinh nghiệm,… Và còn vì doanh nhân trẻ thường mắc những lỗi sau đây.

1. Không có mục đích rõ ràng

Đây là lỗi phổ biến nhất thường gặp ở các doanh nhân trẻ, thiếu kinh nghiệm. Bạn cần phải có những mục đích rõ ràng và cụ thể để đạt tới. Hãy thiết lập những mục đích và chiến lược kinh doanh. Có như vậy, bạn mới có động lực để vươn tới.

2. Thờ ơ, hờ hững

Muốn gặt hái nhiều thành công trong công việc, bạn cần phải gần gũi và bám sát mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu bạn cứ mãi thờ ơ, hờ hững và không quan tâm đến công việc kinh doanh, trước sau gì bạn cũng sẽ mất dần đi niềm đam mê với công việc.

3. Tự kiêu

Tự tin là một đức tính rất tốt trong kinh doanh. Tuy nhiên, tự tin thái quá sẽ thành tự kiêu. Tự kiêu và luôn coi thường lời khuyên, sự giúp đỡ của người khác sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn gặp nhiều bất lợi. Nên nhớ rằng chẳng ai là biết tất cả mọi điều trên thế giới này. Hãy tham khảo những lời khuyên của mọi người và học theo cách của doanh nhân thành đạt: Xung quanh luôn là những người thông minh, tài giỏi.

4. Thụ động

Nếu bạn luôn chờ đợi sự may mắn và những cơ hội do người khác mang lại thì chắc chắn rằng bạn sẽ chẳng nhận được điều gì hết. Muốn kinh doanh hiệu quả, bạn phải chủ động và mạo hiểm. Hãy chủ động tìm ra cơ hội và ý tưởng cho công việc kinh doanh của công ty. Có như vậy, thành công mới đến với bạn.

5. Không kiên nhẫn

Một chút khó khăn đã làm bạn nản lòng và từ bỏ thì thành công sẽ không bao giờ đến với bạn. Cơ hội thành công chỉ đến với những người kiên trì, bền bỉ và không ngại khó khăn. Sự kiên nhẫn là yếu tố cần thiết giúp bạn thành công trong kinh doanh.

6. Phỏng đoán mơ hồ

Bạn không thể tính toán được chiến lược và các hoạt động kinh doanh của công ty, từ chiến lược tiếp thị tới việc cung cấp dịch vụ, mà bạn chỉ toàn phỏng đoán mọi việc theo cảm tính? Điều này sẽ mang lại nhiều bất lợi cho công việc kinh doanh. Trước khi quyết định vấn đề gì, bạn nên tìm hiểu kỹ mọi điều và dựa vào thực tế. Phỏng đoán mà không dựa vào thực tế sẽ dẫn đến những sai lệch trong quyết định.

7. Không có tổ chức

Nếu công việc kinh doanh của bạn không có tổ chức rõ ràng, bạn sẽ không thể kiểm soát được chi tiêu. Kết quả là, công việc kinh doanh có thể sẽ bị thua lỗ và mọi việc luôn phụ thuộc vào bạn. Nếu bạn vẫn tiếp tục không có kế hoạch lâu dài và tổ chức lại công việc kinh doanh thì sớm muộn gì chính bạn là người huỷ hoại dần doanh nghiệp của bạn.

(Theo VietNamNetJobs)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Bài học tìm việc  
  Bạn có biết cách tìm việc làm?  
  Băn khoăn về công việc mới  
  Bạn là “người kiếm việc” hay “người dò tìm việc làm”?  
  Bạn sẽ làm nghề gì trong tương lai?  
  Bạn sinh ra để làm nghề gì?  
  Bạn tự "bẩy" mình đi được bao xa?  
  Biết ngoại ngữ sẽ “được” nhiều trong công việc  
  Cân nhắc trước khi nhận việc  
  Có nhiều hơn một mục tiêu nghề nghiệp  
  Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Không thể mãi làm nhân viên "quèn"!  
  Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường  
  Làm sao vượt qua con "thỏ đế"?  
  Làm sếp ở công ty nhỏ hay làm lính ở công ty lớn?  
  Lời khuyên cho những nhân viên “lẹt đẹt”  
  Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường  
  Lựa chọn công việc đầu đời  
  Lựa chọn đúng công việc  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau