Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Ngồi không đúng chỗ

Mai đã là thứ hai, tôi ngán ngẩm nhìn lên tờ lịch, nghĩa là lại bắt đầu một tuần mới với mớ công việc nhàm chán, tẻ nhạt.

Từ bao giờ, việc đến cơ quan là một nỗi chán nản trong tôi không biết nữa? Từ khi tôi cảm thấy đối mặt với sếp là một sự căng thẳng, nặng nề. Từ khi nào tôi không hào hứng trong mối quan hệ với những đồng nghiệp? Từ khi thấy công việc của mình sao mà tẻ nhạt.

Tôi tốt nghiệp khoa báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhưng ba mẹ tôi lại không muốn tôi theo nghề báo. Họ khăng khăng tôi phải làm một công việc gì đó phù hợp với con gái và họ lựa chọn cho tôi một công việc mà họ vừa lòng nhất. Tôi muốn hay không cũng phải ngồi vào chỗ đó: nhân viên văn phòng.

Đánh máy, trực điện thoại, sắp xếp tài liệu trình ký, chuẩn bị cuộc họp, tiếp khách hàng… là những công việc mà một cử nhân báo chí từng mang trong mình khát khao được đi và được viết phải đảm nhận. Biết không thể nào khác được, tôi đành miễn cưỡng chấp nhận và cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình.

Rồi cũng quen đi. Nhưng mỗi khi gặp bạn bè, nhìn chúng nó bay nhảy hết miền ngược đến miền xuôi, cộng tác với báo này đến báo kia là tôi lại buồn cho hiện tại của mình. Ba mẹ tôi biết vậy đã gạt đi và cho tôi là "đứng núi này trông núi nọ", họ nói rằng công việc hiện tại của tôi là niềm mơ ước của rất nhiều người con gái khác. Tôi thừa nhận, nhưng tôi làm sao có thể yêu nổi công việc này.

Cùng tâm trạng với tôi là Ngân, vốn trầm tính, ngại giao tiếp, nhưng công việc hiện giờ của Ngân là "chạy quảng cáo" cho một tờ báo. Một công việc đòi hỏi sự năng động, nhanh nhẹn và "mồm mép", thật không phù hợp với cá tính của cô chút nào. Khi bạn bè đã có công ăn việc làm ổn định thì Ngân vẫn chưa đâu vào đâu, thi cao học trượt, không cách nào khác Ngân nhờ ông bác xin cho công việc này.

Cũng không đến nỗi không được việc nhưng mỗi khi gọi điện cho tôi, Ngân lại phàn nàn rằng cô đang khổ sở vì phải chạy theo cái công việc không chút yêu thích này như thế nào, rằng tâm lý cô lúc nào cũng căng thẳng và ức chế mà không thể từ bỏ được. Cô chỉ mong sao sớm tìm được công việc phù hợp với tính cách trầm lặng của mình để chuyển, thu nhập thấp hơn cũng được.

Chán công việc mình đang làm hẳn không riêng gì tôi với Ngân, nhất là trong thời buổi mà công việc khó khăn như bây giờ. Cả tôi và Ngân đều an ủi nhau là cố mà chấp nhận, có được việc làm là quý lắm rồi, xung quanh mình nhiều người cũng thế, để bằng lòng với hiện tại. An ủi vậy nhưng tôi không biết liệu mình có chịu đựng nổi không, khi sau mỗi ngày nghỉ, quay lại công việc lại thấy cả một nỗi mệt mỏi.

Với các bạn trẻ, khi đang còn cơ may để lựa chọn, hãy thật thận trọng khi chọn lựa nghề nghiệp: chọn việc mình thích; chọn việc mình có sở trường; chọn việc xã hội có nhu cầu; chọn việc có lợi cho mình là những nguyên tắc để xác định định hướng và mục tiêu nghề nghiệp, tất nhiên là phải kết hợp với hoàn cảnh thực tế của bản thân.

Nên nhớ rằng nghề nghiệp không đơn giản là một việc làm kiếm thu nhập mà còn là nguyện vọng để bạn thể hiện bản ngã, giá trị của bản thân và tìm kiếm giá trị cuộc sống.

(TheoSài Gòn Tiếp Thị)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Những ảo tưởng nghề nghiệp  
  Những công việc gây trầm cảm nhất  
  Những nghề không cần kinh nghiệm  
  Những niềm tin sai lầm về thành công  
  Phía sau những nghề “lung linh”  
  Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp  
  Sao mãi không thăng tiến?  
  Thời gian là tất cả!  
  Từ thực tập đến lương khởi điểm  
  Tư vấn viên - nghề hay cho người trẻ  
  Vài lời khuyên khi tìm một công việc thực tập  
  Vài lời khuyên cho những sinh viên vừa ra trường  
  Việc tệ nhất vẫn có thể tốt nhất  
  Vượt qua nỗi buồn thất nghiệp  
  Xác định những ưu tiên khi lập nghiệp  
  Để có chỗ làm tốt khi ra trường  
  Đi học, đi làm - đâu là “bán thời gian”?  
  Đổi nghề - 5 điều bạn phải cân nhắc  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau