Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
Những công việc gây trầm cảm nhất

Những ai chăm sóc người già, trông nom trẻ con và phục vụ nhà hàng có tỷ lệ trầm cảm cao nhất trong những người lao động ở Mỹ.

Tổng cộng, 7% những người đi làm đã phải đối mặt với chứng trầm cảm trong năm qua. Phụ nữ dễ bị trầm cảm cao hơn đàn ông, người trẻ cũng dễ bị suy sụp tâm lý hơn so với người già.

Khoảng 11% những người làm công việc trông nom người khác - bao gồm trông trẻ và chăm sóc người già hay người tàn tật - thì đều đã có những đợt trầm cảm kéo dài 2 tuần và lâu hơn thế.

Trong những giai đoạn đó, họ bị mất mọi hứng thú và khoái cảm, có ít nhất 4 biểu hiện nổi trội, bao gồm khó ngủ, kém ăn, suy giảm năng lực, mất tập trung và ám ảnh về hình ảnh bản thân.

Những người làm công việc phục vụ đồ ăn như đầu bếp, nhân viên quầy bar, phục vụ bàn thì có tỷ lệ trầm cảm cao thứ 2 trong số những người làm việc cả ngày - chiếm 10,3%.

Ở vị trí thứ 3 là những những nhân viên chăm sóc sức khỏe và làm công tác xã hội - 9,6%.

Tỷ lệ trầm cảm thấp nhất - 4,3% - ở hạng mục công việc bao gồm kỹ sư, kiến trúc sư và giám sát viên.

Các chuyên gia cho biết chứng trầm cảm gây tổn thất 30 đến 44 tỷ USD do giảm năng suất lao động hằng năm.

Giaitri24.vn (theo VnExpress)
Kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp
  Những nghề không cần kinh nghiệm  
  Những niềm tin sai lầm về thành công  
  Phía sau những nghề “lung linh”  
  Phụ nữ và những sai lầm trong sự nghiệp  
  Sao mãi không thăng tiến?  
  Thời gian là tất cả!  
  Từ thực tập đến lương khởi điểm  
  Tư vấn viên - nghề hay cho người trẻ  
  Vài lời khuyên khi tìm một công việc thực tập  
  Vài lời khuyên cho những sinh viên vừa ra trường  
  Việc tệ nhất vẫn có thể tốt nhất  
  Vượt qua nỗi buồn thất nghiệp  
  Xác định những ưu tiên khi lập nghiệp  
  Để có chỗ làm tốt khi ra trường  
  Đi học, đi làm - đâu là “bán thời gian”?  
  Đổi nghề - 5 điều bạn phải cân nhắc  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau