Có một
học trò của một vị triết gia nọ rất hiếu kỳ với tất cả sự việc mà anh ta nhìn
thấy, luôn tự hỏi hoặc chất vấn kẻ khác cái này cái kia.
Một hôm,
người học trò này thấy sư phụ có vẻ mặt mệt mỏi, bèn nói:
- Thưa
thầy, con biết thầy không còn sống được bao lâu nữa, nhưng trước khi thầy rời
khỏi thể xác này, có thể cho con hỏi một câu, bằng không nó sẽ làm con ray rứt
cả đời.
Người
thầy lấy làm khó hiểu, cố gắng mở mắt nhìn người học trò,
hỏi:
- Có
chuyện gì?
Học trò
đáp:
- Sau
khi thầy qua thế giới bên kia, thầy sẽ đi đến nơi nào?
Người
thầy bèn nói:
- Ta cần
gì phải đến nơi nào nữa.
Nói xong
người thầy nhắm mắt và tắt thở.
- Không
cần phải đến nơi nào nữa? – Người học trò nhắc lại, anh ta không hài lòng câu
trả lời của người thầy.
Thật ra
vị minh sư này đã đưa ra một đáp án vô cùng tinh tế, nhưng để hiểu được đáp án
này đòi hỏi người nghe phải có khả năng ngộ tính cao.
"Cần gì
phải đến nơi nào nữa” câu nói bao hàm ý là vị minh sư này đã ở tất cả mọi nơi
rồi, cần gì phải đi đâu nữa.