Biến công việc trở thành nghề nghiệp
Sự khác nhau giữa bạn và sếp

Bạn luôn cảm thấy mình đã hoàn thành công việc ở mức tốt nhất, với tất cả khả năng của mình; nhưng bạn vẫn bị sếp nhắc nhở. Bạn luôn cho rằng mình cư xử không đến nỗi nào, nhưng hình như sếp vẫn thấy phật ý. Có sự khác nhau trong suy nghĩ của bạn và sếp đấy.

Dưới đây là một vài khác biệt, bạn thử tham khảo nhé:

Tự mình bắt đầu các dự án

Bạn nghĩ: Bạn biết hoạt động độc lập và có sáng kiến.

Sếp nghĩ: Sẽ khó kiểm soát bạn đây.

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang mang lại lợi ích cho công ty bằng cách theo đuổi những ý tưởng mà bạn cho là có giá trị, nhưng sếp có thể coi bạn như một anh chàng thiếu kỷ luật, không biết làm việc theo nhóm, buộc sếp phải nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát bạn.

Hãy ghi nhớ một điều, dù cái bạn đang làm có thể có lợi cho công ty, nhưng sếp lại có những ưu tiên khác trong đầu. Trước khi bạn dành quá nhiều thời gian cho một dự án của riêng mình, hãy chờ cái gật đầu của sếp.

Tránh đối đầu

Bạn nghĩ: Bạn nhượng bộ vì sự hòa hợp trong công ty.

Sếp nghĩ: Bạn không có đủ sự bạo dạn để đưa ra những quyết định quyết liệt.

“Dĩ hòa vi quý” luôn đúng trong bất kỳ môi trường nào. Nhưng như thế không có nghĩa phải luôn tránh né đối đầu, ngại va chạm. Bạn cần phải biết rằng để lãnh đạo một nhóm người, cần phải có đôi chút mạnh mẽ, quyết liệt và dứt khoát. Đừng có lúc nào cũng như con rùa rụt cổ.

Tranh cãi dai dẳng vì những khác biệt “tí ti”

Bạn nghĩ: Bạn đang cho mọi người thấy mình tỉ mỉ và biết chú ý tới chi tiết.

Sếp nghĩ: Bạn ngang bướng, không biết nhìn xa trông rộng và tủn mủn.

Cái tôi và lòng kiêu ngạo có vai trò nhất định nơi công sở. Chúng sẽ hỗ trợ cho bạn khi bạn cần phải tranh luận nhằm chứng tỏ quan điểm của mình bởi bạn tin mình đúng. Tuy nhiên, nếu quá mải mê “đấu khẩu”, bạn có thể khiến sếp có cái nhìn khác về hành vi của bạn.

Sếp sẽ thấy rằng bạn quá cứng đầu, bảo thủ và nhỏ nhen. Thật khó để nói chuyện với bạn một cách tích cực và hiệu quả. Không nên để những quan điểm tầm thường làm mất thời gian của cuộc họp khi mà vẫn còn nhiều những vấn đề khác quan trọng hơn cần giải quyết.

Một mình khi rảnh rỗi

Bạn nghĩ: Bạn biết tách biệt cuộc sống cá nhân với công việc.

Sếp nghĩ: Bạn có lẽ không phải là người giỏi hoạt động theo nhóm.

Nhiều người thích ngồi một mình ở một góc hành lang hay đứng ngắm trời mây trong giờ nghỉ hoặc tại buổi họp mặt công ty. Có thể bạn cũng thường làm thế và nghĩ rằng đó là sở thích cá nhân của bạn, không ảnh hưởng gì tới công ty. Thực ra, sếp vẫn quan sát và nhìn những hành động đó theo một góc khác.

Có thể sếp nghĩ rằng bạn không có khả năng tạo dựng mối quan hệ với các nhân viên khác. Hoặc sếp cảm thấy bạn đang thể hiện sự độc lập của mình một cách thái quá. Dù sự riêng tư của bạn luôn được tôn trọng, nhưng hãy biết thể hiện chúng phù hợp trong từng hoàn cảnh.

Cầu toàn

Bạn nghĩ: Bạn luôn mong muốn làm tốt công việc.

Sếp nghĩ: Bạn đang lãng phí thời gian cho những tiểu tiết.

Trong công việc, sẽ có khái niệm là “đủ tốt”. Vì vậy dù bạn có thể làm trọn vẹn nhiệm vụ, sếp vẫn muốn bạn biết dừng lại đúng lúc. Không nên lãng phí thời gian vì những tiểu tiết không cần thiết.

Trò chuyện với đồng nghiệp trong giờ làm việc

Bạn nghĩ: Bạn đang bày tỏ sự quan tâm tới đồng nghiệp.

Sếp nghĩ: Bạn có quá nhiều thời gian rảnh và thực sự thiếu chăm chỉ trong công việc.

Nếu tất cả những nhân viên khác đang dồn hết tâm trí cho công việc, bạn cũng nên như thế. Sếp sẽ “để mắt” đến bất kỳ một ai ưa lởn vởn quanh bàn của người khác với không gì hơn là tán gẫu cả ngày.

(Theo Dân trí)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  Thành công do đâu?  
  Thoát áp lực công việc, thấy ý nghĩa cuộc đời  
  Thông tin - tài sản của người kinh doanh  
  Thư giãn để nâng cao năng suất  
  Thủ thuật kiếm tiền tốt nhất  
  Tìm lại niềm vui trong công việc  
  Tự tin - chìa khóa cơ bản của thành công  
  Ứng xử của "lính" mới  
  Vẻ bề ngoài có ảnh hưởng tới sự nghiệp  
  Xinh đẹp có thể kiếm được nhiều tiền hơn  
  Để trình bày và thuyết phục sếp  
  Đừng làm thế, nếu bạn muốn tăng lương  
Trang 3/3 : Trang trước  1 - 2 - 3