Kiến thức kinh doanh
Lãnh đạo nóng tính
 

Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: P.H.

Tôi đã tự làm một cuộc khảo sát và kết quả là 76% những người phỏng vấn cho biết sếp của họ nóng tính, rằng họ luôn căng thẳng khi làm việc với người không biết kiềm chế.

92% cho rằng khó có thể nỗ lực, không thể cống hiến hết mình, khó có thể sáng tạo nếu phải làm việc dưới quyền một người nóng tính.

Một số người khi phỏng vấn cho biết sếp họ không chỉ nóng tính mà còn thô lỗ, có nhiều lời xúc phạm, những hành động quá vô lý, thậm chí thô bạo. 7% cho biết họ từng bị hoặc chứng kiến việc sếp dùng vũ lực, chuyện khó chấp nhận trong thời đại văn minh của thế kỷ XXI này.

Chỉ có 13% khẳng định họ không bị ảnh hưởng, luôn biết cách đối phó và vượt qua sự nóng tính một cách an toàn, không bị ảnh hưởng đến tinh thần cũng như công việc.

Bản thân tôi cũng là người nóng tính. Tôi đã từng có những hành động khó chấp nhận được đối với cả cấp trên lẫn cấp dưới khi làm phó giám đốc một trung tâm của một tập đoàn lớn. Mặc dù biết rằng nóng tính là rất có hại, rằng nóng tính có thể gây những hậu quả khôn lường, rằng việc không kiềm chế được có thể đốt cháy tất cả nhưng khi nóng lên vẫn quên mất rằng mình nóng. Khi nhận ra thì đã muộn. Những hậu quả của bao lần nóng tính vẫn còn lưu lại trong não tâm, hằn trong trí nhớ của tôi: mất nhân viên, hỏng quan hệ, mất đối tác, tiêu tan hợp đồng. Nhiều doanh nhân tán gia bại sản cũng chỉ vì đúng một từ nóng tính.

Một ngày nọ tôi đọc được câu “Anger burn yourself first” trong một khóa thiền 10 ngày tại Ấn Độ, Tôi đã ngộ ra nhiều điều. Sau này được thầy Chính Trung, chùa Xá Lợi TP HCM tặng cho chữ Nhẫn với dòng chữ - nhờ ân nhân ngã nhẫn, (tức nhờ ơn của mọi người ta mới ngộ ra bản ngã của chính mình) tôi mới sáng mắt ra. Từ đó tôi treo quanh mình nào là chữ nhẫn bằng các thứ tiếng, nào là bài thơ về chữ nhẫn, nào là đưa ra các biện pháp luyện thân và tâm. Cuối cùng, bằng sự kiên trì và quyết tâm cao độ tôi tự thấy sự nóng của mình đã bớt đi phân nửa.

Nếu ở cơ quan mà chẳng may bạn bị mắng, thậm chí quát một cách vô lý, hãy hiểu rằng không phải chỉ mình bạn là người bị như vậy. Đừng vì sự nóng tính của sếp hay đồng nghiệp mà mình cũng nóng lên viết đơn xin nghỉ việc. Chúng ta phải chấp nhận một sự thật - có nhiều lãnh đạo nóng tính.

Bạn sẽ hỏi tôi, phải làm gì nếu có người sếp nóng tính? Với kinh nghiệm và kiến thức của mình tôi có thể khuyên bạn mấy điều:

1. Nếu thấy sếp của mình sắp sửa nóng tính hãy giữ bình tĩnh và lắng nghe tất cả những gì sếp nói, kể cả những lời quát mắng. Nếu cãi lại, lý giải, phân bua tức bạn đã đổ dầu vào lửa. Bạn nên hiểu rằng khi nóng tính người là lose control, tức mất tính kiểm soát. Nếu có lỗi, hãy nhanh chóng và thẳng thắn nhận trách nhiệm về những lỗi sai của mình.

2. Nên tự mình hoặc nhờ ai đó rót cho sếp cốc nước. Nước làm mát dịu cơn khát, hạ nhiệt cơn nóng. Tốt nhất dùng nước lạnh hay ít nhất cũng là nước không nóng.

3. Có thể có người uy tín vỗ vai sếp, xoa lưng sếp, nhắc nhở sếp rằng anh đang nóng và xoa dịu cơn giận cho sếp bằng những lời động viên, tháu hiểu. Người này cũng có thể là người lớn tuổi.

4. Tuyệt đối không tỏ thái độ chống đối, ngay cả khi biết sếp sai hoàn toàn. Việc chống đối chỉ càng làm tăng thêm sự tức giận của sếp. Hãy im lặng và chịu đựng. Cần tìm một dịp khác thuận lợi để nói chuyện và phân tích. Trên thực tế phần lớn những người sếp nóng tính nhận ngay ra lỗi của mình sau khi cơn nóng được nguôi.

5. Tập đặt mình vào vị trí của sếp. Hãy hiểu những khó khăn và bức xúc, những vấn đề và sức ép, sự căng thẳng và mệt mỏi của sếp. Cũng nên hiểu rằng mình là người có trách nhiệm giúp lãnh đạo, cố vấn và tham mưu cho lãnh đạo, rằng ngay cả lúc sếp nóng, mình cũng vẫn là người mà lãnh đạo đang rất cần.

6. Tập thói quen nhỏ nhẹ, khiêm tốn bình tĩnh trong mọi lúc, mọi nơi. Hãy biết sẻ chia và đồng cảm với lãnh đạo. Luôn bình tĩnh và nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho sếp bình tâm lại và tin tưởng vào bạn. Rằng bạn là người mà sếp thật sự cần.

Đối với những nhà lãnh đạo nóng tính tôi khuyên nên tập thiền. Thiền không phải chỉ dành cho các nhà sư. Thiền là để chúng ta bình tâm, để tâm lắng đọng và để ta có bình an. Người nóng tính nên có người giúp việc tâm lý, hiểu mình. Khi nhận ra rằng mình nóng tính, các doanh nhân nên quan sát cơn giận, nghĩ đến những tác hại của cơn giận và khi đó cơn giận sẽ dần dần tự biến mất. Cái gì sinh khởi đều tự diệt. Cuối cùng mỗi doanh nhân nên tập cười và thở. Mỗi doanh nhân nên tranh thủ những phút rảnh để thở, để cười. Cười và thở với chính mình, với tất cả những ai xung quanh. Cứ làm vậy dần dần tính nóng sẽ giảm bớt.

Nguyễn Mạnh Hùng

Kiến thức kinh doanh
  Lập bản đồ rủi ro  
  Lean  
  Lời giải mới cho bài toán nhân lực : Nghiên cứu độ hài lòng của người LĐ  
  Minh triết là trí tuệ được nhào nặn bởi kinh nghiệm  
  Muốn sáng tạo sản phẩm mới, hãy nghĩ khác  
  Mưu lược trong kinh doanh  
  Nền tảng văn hóa kém, doanh nhân khó thành đạt  
  Người thường và nhân tài  
  Nhà quản lý cõng khỉ  
  Nhân cách và nhân phẩm trong kinh doanh  
  Những slogan hay nhất mọi thời đại  
  Những độc chiêu bán đất, bán nhà thời ế ẩm  
  Q&A - Hệ số ROA và ROE là gì?  
  Quản lý doanh nghiệp: Đầu tàu hay con cua  
  Tại sao Zappos thưởng tiền cho nhân viên bỏ việc?  
  Tăng trưởng kép và Quy tắc 70  
  Thế nào là Quản Lý doanh nghiệp ?  
  Thứ quý giá nhất cuộc đời  
  Thử trắc nghiệm nếu có tham vọng làm doanh nhân  
  Tự làm hoen ố thương hiệu  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau