Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Top 9 kiểu bốc phét trong CV

Để gây ấn tượng với người tuyển dụng, các ứng viên thường bốc phét “chút xíu” trong bản CV, nhằm đánh bóng, to vẽ cho mình đẹp hợn. Dưới đây là top 9 kiều “chém gió” mà các ứng viên thường sử dụng nhất, theo thống kê của tạp chí Forbes.

9. Nói dối có bằng cấp này nọ

8. Nói quá về các con số

7. Tự nâng mức lương trước đây

6. Chơi đùa cùng ngày giờ

5. Lạm phát chức danh

4. Nói dối về khả năng chuyên môn

3. Sử dụng ngôn ngữ trôi chảy, lưu loát

2. Đưa địa chỉ giả

1. “Độn” điểm trung bình học ĐH

Và đây là những tấm gương tiêu biểu cho khả năng “chém gió” cùng CV:

Ronald Zarrella, quản lý cấp cao công ty Bausch & Lomb.

Lỗi: Zarrella đã nói dối là có bằng MBA của trường kinh doanh Stern thuộc trường ĐH New York. Ông này đã tham dự khóa học từ năm 1972 - 1976 nhưng chẳng bao giờ “ra trường”. Thật may cho ông là những vị sếp trước không kiểm tra cái bằng ảo này của ông .

Hình phạt: Ông bị buộc phải bồi thường 1,1 triệu USD và tiếp tục được làm việc với Bausch & Lomb bởi công ty này nói rằng ông đã mang lại cho công ty và cổ đông khác quá nhiều giá trị nên không thể sa thải ông được.

George O'Leary, cựu HLV bóng đá CLB Notre Dame.

Lỗi: Vào năm 2001, O’Leary đã tiết lộ rằng ông đã nói dối về tiểu sử học vấn và thể thao của mình. Ông đã “bạo miệng” tuyên bố có bằng thạc sĩ về giáo dục tại trường ĐH New York, đã tham dự đội bóng ở trường và dành được 3 huy hiệu về thể thao. Thực tế hoàn toàn trái ngược. O’leary là sinh viên ĐH New York, nhưng chưa có bằng tốt nghiệp, và cũng chẳng được cái huy hiệu nào.

Hình phạt: 5 ngày sau khi được nhận việc, O’Leary đã đâm đơn từ chức. “Nhiều năm trước, khi là một người cha trẻ, tôi cố gắng theo đuổi giấc mơ được làm HLV bóng đá,” ông phát biểu. “Và trong khi tìm việc, tôi đã chuẩn bị CV có những chi tiết không chính xác.”

Marilee Jones, Quản trị hành chính Viện công nghệ Massachusetts.

Lỗi: Jones mạnh mẽ tuyên bố bà là “nhà khoa học với các bằng cấp về sinh học tại Học viện bách khoa Rennselaar và trường Cao đẳng y tế Albany,” và có học vị tiến sĩ. Trong bài phát biểu của mình, bà Jones cho biết bà “không đủ can đảm để sửa lại CV khi xin vào vị trí hiện nay cũng như bất kỳ lần xin việc nào trước đây”.

Hình phạt: Jones từ chức vào tháng 4/2007 sau khi ban lãnh đạo phát hiện ra khả năng đánh bóng bản thân của bà. Vị viện trưởng cho biết viện này không thể nào chấp nhận được hành vi như thế.

Kenneth Lonchar, quan chức tài chính cấp cao của công ty phần mềm Veritas.

Lỗi: Lonchar đã tô vẽ thêm cho sự nghiệp học hành của mình với một tấm bằng kế toán tại trường ĐH bang Arizona và là sinh viên tốt nghiệp MBA ĐH Stanford. Trong thực tế, tất cả những gì ông có được là một bằng dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp của trường ĐH bang Idaho.

Hình phạt: Lonchar đã từ chức và các nhà đầu tư chứng khoán Veritas đã thể hiện phản ứng khi giá cổ phiếu của công ty này sụt giảm 16%.

Jeff Papows, quan chức điều hành cấp cao của tập đoàn Lotus.

Lỗi: Vào năm 1999. Tạp chí phố Wall đã phát hiện ra rằng Papows “vung tay” hơi quá về hồ sơ quân ngũ của mình, thay vì làm thiếu úy, ông tự phong mình lên cấp bậc đại úy luôn. Ngoài ra, để cho “đồng bộ”, ông này cũng bịa đặt về thành tích học tập với học vị thạc sĩ từ trường ĐH Pepperdine và nói rằng mình là trẻ mồ côi trong khi bố mẹ ông vẫn đang sống khỏe.

Hình phạt: Papows từ chức sau khi bị phát hiện năng khiếu “chém gió” cùng lúc với việc bị kết tội phân biệt giới tính từ một cựu nhân viên của Lotus.

Dave Edmondson, giám đốc điều hành RadioShack.

Lỗi: Edmondson tự tặng cho mình một tấm bằng tâm lý của trường ĐH Baptist Pacific Coast thuộc bang California trong khi trường này chẳng bao giờ tổ chức một chương trình tâm lý nào cả. Ngoài ra, ông này còn “vẽ” thêm một tấm bằng về thần học tại trường này.

Hình phạt: Cũng như những người khác, Edmondson thừa nhận những lời bịa đặt của mình và từ chức.

Bạn có thể thấy một bức tranh khá rõ. CV của bạn có thể và sẽ luôn được nhà tuyển dụng lưu trữ cho tới tận cuối cuộc đời của bạn, vì vậy, đừng nói dối, nói quá hoặc lạm dụng nội dung của nó.

(Theo Dân trí)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  Trì hoãn buổi phỏng vấn  
  Để không bị “choáng” trước những câu hỏi kỳ quặc  
  Để nhà tuyển dụng không "quên" bạn  
  Đừng “chào cờ” trong phòng phỏng vấn!  
  “Báo động đỏ”của người tìm việc  
  “Sao mình cứ mãi thất nghiệp?”  
  “Sơ yếu lý lịch từ địa ngục”  
  “Đi phỏng vấn - Ai lại thế!”  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau