Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
5 cách làm đẹp bản lý lịch

Hãy nhìn vào bản sơ yếu lý lịch của bạn, thử tưởng tượng rằng nó không phải của bạn và bạn bị buộc phải đọc nó. Khi đó nào là cỡ chữ không chuẩn, câu chữ dài, từ ngữ thì tối nghĩa,… bạn đều “moi” ra được hết.

Kiểm tra lỗi chính tả, cách hành văn cổ điển:

Lỗi chính tả và ngữ pháp sai sẽ là một “nụ hôn thần chết” gửi đến resume của bạn. Điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn không chú tâm thực sự để viết lên nó. Bạn nên cẩn trọng với phần kiểm tra lỗi của máy vi tính vì không phải lúc nào chúng cũng kiểm tra được hết lỗi có trong văn bản. Bạn cần chắc chắn rằng tự mình đã đọc và sửa bản in thử đó trước khi gửi nó đi. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đem nó đi nhờ một người bạn nào đó của mình đọc và góp ý kiến cho bạn

Viết theo một trình tự thời gian đảo ngược:

Hãy sắp xếp trình tự nội dung, thời gian để nói một cách có hệ thống và làm sao để có thể miêu tả được rõ về công việc gần đây nhất của bạn ở ngay phần đầu tiên trong resume. Thêm nữa lànhà tuyển dụng có xu hướng thích những resume “phá cách” hơn, và thực sự ấn tượng nếu resume đó biết cách chuyển ý rõ ràng.

Bạn cần viết sao cho nhìn tổng thể resume của bạn phải rõ ràng mạch lạc như một con đường không có vật cản vậy. Nếu không sẽ rất khó khăn cho nhà tuyển dụng xác định thời gian nào bạn làm việc ở đâu,… và tạo cảm giác không ưng ý.

Đơn giản hoá ngôn ngữ của bạn:

Hãy giữ những câu ngắn gọn và không cần phải lo lắng rằng chúng quá củn mủn.

Hãy bỏ qua những đại từ nhân xưng như “tôi”, “của tôi”,… hay đại loại như “tôi đã giới thiệu nó, tôi đã từng làm”,… Nên nhớ đây là resume của bạn và tất nhiên là mọi thông tin trong đó sẽ là về bạn chứ không phải bất cứ ai khác.

Đặc biệt với bản resume bằng tiếng Anh, bạn có thể bỏ qua những từ như “a”, “an”, “the”. Ví dụ như khi bạn nói “Coordinated the special events for the alumni association” bạn có thể viết đơn giản thành “Coordinated alumni association special events”.

Hãy bỏ hết những cụm từ như “tham gia vào..”, “ giúp đỡ với …”. Nếu bạn đang làm việc cho một công ty, nhóm, tổ chức nào thì bạn chỉ nói vị trí làm việc của mình chứ không cần giải thích dài dòng về nơi bạn làm đó. Sau đó thì bạn có thể nói sơ qua về trách nhiêm công việc của bạn.

Chú ý ngữ pháp câu, khuyến khích các bạn dùng những câu ở thể chủ động chứ không nên dùng bị động.

Tránh các từ như “chịu trách nhiệm về cái này, cái kia” dưới những công việc từng làm của bạn. Bạn nên tập trung vào kết quả những việc bạn đã hoàn thành chứ không nên nói về những việc bạn phải làm.

Loại bỏ những phần không cần thiết:

Định dạng lại bản resume của bạn lần nữa để đảm bảo không có những thông tin, câu chữ thừa trong đó và cần thiết là phải dễ đọc.

Bạn có thể in đậm, tô nghiêng hay gạch chân những phần quan trọng (chỉ lưu ý là không làm cả 3 cùng một lúc).

Phông chữ chuẩn làTimes New Roman hay Arial, cỡ chữ 11.

Tổng hợp tất cả những công việc ngắn hạn, hay bán thời gian mà bạn đã từng làm. Ví dụ như: 2000-2002: Barista Café, Starbuck, vàSeattle.

Đọc thành tiếng bản resume của bạn:

Đọc to bản resume của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra được những thiếu sót cần cải thiện và làm rõ nghĩa những chỗ còn dài dòng. Khi đọc bạn sẽ cảm nhận thấy những chỗ chưa hợp lý nên bạn cũng cần hiểu rằng nhà tuyển dụng cũng sẽ như bạn thôi.

(Theo Dantri)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  6 sai lầm nghiêm trọng khi viết resume  
  7 điều cần làm khi đi phỏng vấn ở công ty lớn  
  Bạn sẽ trúng tuyển nếu bạn có...  
  Bạn đã biết viết đơn xin việc chưa?  
  Bi hài những lá đơn xin việc  
  Bị từ chối vẫn không “buông tha”!  
  Câu hỏi phỏng vấn "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?"  
  Chữ ký cuối thư, chuyện không nhỏ  
  Chuẩn bị gì khi tham gia hội chợ việc làm?  
  Cùng lúc được hai công ty mời làm việc  
  CV của bạn “có vấn đề”?  
  CV nói gì về bạn?  
  Dễ dàng vượt qua bài test đánh giá  
  Gặp nhà tuyển dụng, cần tránh điều gì?  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Kinh nghiệm chưa phải là tất cả  
  Kỹ năng tìm việc của bạn đã đủ “sắc bén”?  
  Làm quen với các kiểu phỏng vấn  
  Một mẫu thư xin việc tham khảo  
  Nắm bắt những đòi hỏi của nhà tuyển dụng  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau