Dành cho nhà tuyển dụng
Công việc lý tưởng

Ứng viên: Tôi muốn chấp nhận vị trí này, nhưng công ty mà tôi làm trước đây trả tôi lương cao hơn.

Sếp: Nhưng họ không có tiền thưởng hào phóng như của chúng tôi đúng không?

Ứng viên: Ồ, có chứ, thậm chí còn cao hơn.

Sếp: Lại có nhiều ngày nghỉ nữa?

Ứng viên: Tất nhiên.

Sếp: Và một kỷ nghỉ 6 tuần nguyên lương một năm?

Ứng viên: Vâng

Sếp: Thế tại sao anh lại nghỉ ở đó?

Ứng viên: Họ bị phá sản.

Nếu bạn là anh ứng viên kia, bạn có biết tại sao công ty “hào phóng” kia lại phá sản không? Còn nếu bạn là ông sếp, bạn có quyết định tuyển ứng viên này vào làm không?

Nếu tôi là ứng viên kia, tôi sẽ thấy nực cười cho ông giám đốc ở công ty cũ, mải đãi ngộ cho những nhân viên không xứng đáng mà quên mất lợi nhuận kinh doanh. Còn khi tôi là ông sếp, tôi sẽ loại ngay người ứng viên chỉ biết đòi hỏi những khoản lợi cho mình mà không đếm xỉa đến sự thịnh vượng của công ty.

(Theo Lanhdao.net)
Dành cho nhà tuyển dụng
  Giữ người muốn ra đi  
  Hội chứng quản lý Spaghetti  
  Khách hàng chưa phải là thượng đế (Phan Linh Anh)  
  Làm gì để thu hút và giữ chân các tài năng?  
  Làm thế nào để nhân viên hạnh phúc  
  Lời khuyên của chuyên gia "săn đầu người"  
  Nghệ thuật phê bình nhân viên  
  Nhà tuyển dụng nghĩ khi đọc hồ sơ của bạn?  
  Những câu hỏi về cách cư xử  
  Những kiểu thực tập sinh được công ty chú ý  
  Những thói quen sếp ghét  
  Phỏng vấn chỉ là bước khởi đầu  
  Quy trình tuyển dụng tại các công ty nước ngoài  
  Suy nghĩ lại về nghề nhân sự  
  Tại sao nhân viên giỏi lại mất việc?  
  Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật  
  Theo sếp, thế nào là một nhân viên có năng lực?  
  Thương hiệu là lời hứa  
  Titanic và những bài học về nghệ thuật lãnh đạo  
  Vận dụng sức mạnh trí tuệ tập thể, tại sao không?  
Trang 1/2 : 1 - 2  Trang sau