Dành cho nhà tuyển dụng
9 lý do nhân viên tồi không bị sa thải

Họ đến muộn thành nếp, thường xuyên tán gẫu trong giờ làm hoặc “tích cực” vắng mặt trong các cuộc họp. Dù có những “thành tích” chẳng đẹp tí nào nhưng họ vẫn rất yên bình trên chiếc ghế của mình. Tại sao vậy?

1. Họ có “ô dù”

“Ô dù” có thể là từ người yêu, từ gia đình, người thân nhưng trong nhiều trường hợp là từ bạn bè. Nhân viên tồi có thể không làm tốt công việc, nhưng lại là “cạ cứng” của sếp trên bàn nhậu hoặc ngoài sân tennis, hoặc đơn giản là cấp trên thích đưc nhìn ngắm họ mỗi ngày trong công ty bởi họ là một cô nàng xinh đẹp và gợi cảm.

2. Sếp tin tưởng họ

Khi sếp phụ thuộc vào một nhân viên nào đó, thường sếp sẽ không quy chất lượng công việc nghèo nàn của nhân viên đó cho năng lực hay thái độ của họ. Thay vì thế, họ sẽ nghĩ tới khả năng là những nhân viên khác đã có tác động không tốt dẫn đến kết quả như thế.

3. Chơi nhiều vẫn năng suất

Có thể anh chàng hay đùa cợt linh tinh và làm lãng phí của mọi người tại cuộc họp cũng là một nhân viên sáng giá với năng suất làm việc mang lại doanh thu đáng kể cho công ty. Vì vậy, suy xét thiệt hơn, rõ ràng sếp không thể “ra tay”.

4. Sếp lo sợ điều tệ hại hơn

Dù ai cũng biết rằng tay nhân viên kia có lẽ không đi làm còn tốt hơn cho công ty, nhưng sếp sợ rằng người thay thế còn có thể tệ hại hơn nữa. Nỗi sợ này càng lớn thêm nếu trước đây công ty đã từng phải “chứa chấp” một kẻ ăn hại gấp mấy lần người hiện tại.

5. Sếp sợ kẻ Chí Phèo

Đuổi việc một nhân viên tồi có thể dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm. Họ có thể vì tức giận mà nói lộ những bí mật hay những dự án mới của công ty. Hoặc họ có những hành vi quá khích gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Với lo lắng như thế, chắc chắn sếp sẽ phải cân nhắc kỹ càng hơn trước khi “tống tiễn” họ.

6. Sếp mềm lòng

Sếp nghĩ nếu họ bị sa thải, họ sẽ không thể tìm một công việc mới trong khi sếp biết rằng họ đang có hoàn cảnh khó khăn, gia cảnh thiếu thốn, sức khỏe có vấn đề hay mới trải qua một cú sốc tinh thần… Sếp là người sống nặng về tình cảm, còn anh chàng “lươn khươn” kia thì rất hay than nghèo kể khổ với sếp.

7. Sếp ngại tuyển người mới

Quy trình tìm ứng viên mất nhiều thời gian với nhiều bước như xem xét hồ sơ, phỏng vấn, kiểm tra địa chỉ liên hệ và đào tạo người mới. Trong khi đó, việc giải quyết hậu quả mà nhân viên tồi gây ra có lẽ sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.

8. Họ nắm giữ bí mật của sếp

Họ nắm trong tay một bí mật có thể khiến sếp run sợ. Chẳng hạn họ đã có lần bắt gặp sếp đang tán tỉnh một em nhân viên mới xinh xắn hoặc nắm giữ những thông tin tuyệt mật của công ty. Họ cũng có thể là người duy nhất biết cách vận hành một cỗ máy của công ty, được mưa từ thời “thiên cổ”.

9. Họ chưa hẳn là nhân viên tồi

Dù họ có hay đi làm muộn, ăn trưa tới tận 2 giờ chiều hay có những hành động không đẹp nhưng họ vẫn luôn hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, nếu bạn không phải là sếp, hãy thôi đi, đừng ngồi đó đánh giá họ nữa mà hãy tập trung vào làm công việc của mình.

(theo Dân trí)

Dành cho nhà tuyển dụng
  Bí kíp để kiếm bộn tiền  
  Công nghệ khiến nhân viên stress nhiều hơn  
  Công việc lý tưởng  
  Giữ người muốn ra đi  
  Hội chứng quản lý Spaghetti  
  Khách hàng chưa phải là thượng đế (Phan Linh Anh)  
  Làm gì để thu hút và giữ chân các tài năng?  
  Làm thế nào để nhân viên hạnh phúc  
  Lời khuyên của chuyên gia "săn đầu người"  
  Nghệ thuật phê bình nhân viên  
  Nhà tuyển dụng nghĩ khi đọc hồ sơ của bạn?  
  Những câu hỏi về cách cư xử  
  Những kiểu thực tập sinh được công ty chú ý  
  Những thói quen sếp ghét  
  Phỏng vấn chỉ là bước khởi đầu  
  Quy trình tuyển dụng tại các công ty nước ngoài  
  Suy nghĩ lại về nghề nhân sự  
  Tại sao nhân viên giỏi lại mất việc?  
  Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật  
  Theo sếp, thế nào là một nhân viên có năng lực?  
Trang 1/2 : 1 - 2  Trang sau